Đá phạt đền là một phần quan trọng trong bóng đá. Bởi nếu thực hiện thành công có thay đổi rất lớn cục diện trận đấu. Ngay sau đây, trang cá cược thể thao W88 cung cấp cho các bạn thông tin về đá phạt đền là gì? Và các thông tin quan trọng, luật của quả phạt đền như thế nào nhé!
1. Đá phạt đền là gì?
Đá phạt đền hay còn gọi là Penalty, là quả bóng đá phạt với khoảng cách 11m. Đây là quy tắc trong bóng đá, được trọng tài dùng để quyết định đối với trường hợp một cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm địa của đội nhà.
Đây là kiểu đá phạt trực diện 1:1 giữa cầu thủ với thủ môn đội đối phương. Cầu thủ được trực tiếp thực hiện quả phạt đền vào khung thành đối phương, mà không bị bất kỳ cầu thủ nào của đội đó cản trở (trừ thủ môn). Quả đá phạt Penalty có khả năng làm thay đổi được cục diện trận đấu.
2. Quy luật quả đá phạt Penalty mới nhất trong bóng đá
Các cầu thủ và thủ môn cần nắm rõ luật thực hiện quả đá phạt đền, căn cứ vào đó để thực hiện cú đá tốt nhất. Cụ thể như sau:
- Cầu thủ được phân thực hiện đá quả Penalty phải thuộc đội hình của đội bóng đó (được trọng tài xác nhận).
- Khu vực thực hiện đá phạt phải cách khung thành 11m.
- Trừ cầu thủ được chỉ định thực hiện quả đá phạt, còn các cầu thủ khác của cả 2 đội đều phải đứng ở ngoài vùng cấm địa.
- Vị trí đứng bắt bóng là từ vạch vôi ở giữa 2 cột khung thành – trên đường cầu môn. Thủ môn không được di chuyển khi bóng chưa được đá, và mặt phải hướng về phía bóng.
- Phải có hiệu lệnh của trọng tài (còi báo hiệu), cú đá phạt đền mới được thực hiện.
- Nếu như bóng chưa chạm vào cầu thủ khác, cầu thủ đá phạt không được chạm bóng lần 2.
- Bàn thắng được công nhận, khi bóng lăn chạm vào vạch giới hạn trước khung thành.
- Nếu như thực hiện quả đá phạt nhưng không lập ra bàn thắng, trận đấu diễn ra bình thường.
3. Những tình huống được nhận quả đá phạt đền
Theo luật bóng đá, khi cầu thủ phạm lỗi nghiêm trọng nhất, trọng tài có quyền bắt phạt để đội đối phương được hưởng Penalty. Những trường hợp được nhận phạt đền bao gồm:
- Vô tình hoặc cố ý đá hay ngáng chân, chèn ép cản trở cầu thủ đối phương.
- Có hành vi nhổ nước bọt vào mặt cầu thủ đội đối phương.
- Cố tình chơi xấu, đánh hoặc gây thương tích với cầu thủ đội khác.
- Có hành vi chơi bóng bằng tay trong lúc thi đấu khu vực cấm địa của đội nhà (trừ thủ môn).
- Nếu có cầu thủ vi phạm một trong các lỗi trong khu vực cấm địa 16m50, trọng tài được quyết định xử phạt Penalty.
4. Các cách đá phạt đền phổ biến nhất hiện nay
Trong bóng đá, đá phạt đền Penalty được chia thành các kiểu đá khác nhau. Cụ thể như sau:
4.1. Đá Penalty bình thường
Quả đá phạt phải được thực hiện từ dấu chấm phạt cách khung thành 11m. Tất cả các cầu thủ còn lại buộc đứng ở ngoài vòng cấm địa, đứng sau dấu chấm phạt đền ít nhất 9m15 cho đến khi cú sút hoàn thành.
Thủ môn đứng giữa khung thành, trên vạch vôi và mặt hướng về phía bóng. Chỉ được di chuyển theo chiều ngang vạch, không được tiến hay lùi bắt bóng.
4.2. Đá Penalty phối hợp
Với cách đá này, cầu thủ có thể phối hợp cùng đồng đội hình thức như sau. Thay vì đá phạt trực tiếp, cầu thủ đẩy bóng nhẹ về trước để cầu thủ phía sau chạy lên và sút để ghi bàn. Và 2 cầu thủ phải đứng cách chấm đá với khoảng cách 9,15m.
4.3. Đá lại phạt đền
Quả đá phạt đền Penalty phải thực hiện lại với một vài trường hợp như: cầu thủ sút khi chưa có hiệu lệnh, cầu thủ di chuyển ngoài vòng cấm, thủ môn di chuyển lên phía trước,..
Lời kết
Những thông tin trong bài viết của chúng tôi chia sẻ về đá phạt đền là gì. Quy luật, các tình huống được nhận đá phạt và các cách đá phạt Penalty hiện nay được tổng hợp từ những nguồn trang chính xác nhất. Hy vọng rằng, đem lại sự hữu ích cho người hâm mộ và hiểu thêm hơn về tình huống phạm lỗi này.